Chuyện ít biết về Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam


Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam là Công Thị Nghĩa, hay còn gọi là Hoa hậu Thu Trang, là một điệp viên, nhà báo, và là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là thành viên đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp, nguyên tổng thư ký Hội Khoa học xã hội của Hội Người Việt Nam tại Pháp. Bà còn được biết đến với một vai trò khác là tiến sĩ sử học.

Cô gái Hà Thành xinh đẹp sinh năm 1932 này theo gia đình vào Sài Gòn định cư và tham gia làm Việt Minh với vai trò điệp báo tại nội thành. Thu Trang là bút danh khi Công Thị Nghĩa làm nhà báo, sáng tác văn chương và viết sách nghiên cứu về lịch sử.

Năm 1952, Thu Trang tham gia Việt Minh, làm điệp báo tại nội thành Sài Gòn, từng vào chiến khu. Thu Trang bị thực dân Pháp bắt và khoảng tháng 7/1952, bị giam ở bót Catinat – nay là sở VH,TT&DL TP.HCM – mà bà gọi là “ngục trần gian” với đủ các loại hình tra tấn. Chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã tranh cãi và giải thoát cho Thu Trang, Nguyễn Thị Châu Sa (Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Duy Liên (từng làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM) trong phiên toà 6/1953. Sau khi ra tù, cô quyết định định học nghề báo và trở thành ký giả.

Ngày 20 tháng 02 năm 1955, trong dịp lễ kỉ niệm Hai Bà Trưng, chính quyền Ngô Đình Diệm lần đầu tiên tổ chức cuộc thi tìm người đẹp tại Sài Gòn. Do trước đó, ở Việt Nam chưa từng có cuộc thi mang tên hoa hậu nên có thể xem đây là cuộc thi hoa hậu đầu tiên. Hoa hậu Công Thị Nghĩa đã đăng quang. Cô cao 1.61m, số đo ba vòng 86-62-88 và nặng 53 kg.

Thời đó, Hoa hậu Thu trang cũng được “trải thảm đỏ”, mời chào tiệc tùng, gặp gỡ giao lưu… rất nhiều. Và ngành phim ảnh thuở ban đầu do người Việt Nam làm đã không thể thiếu diễn viên là Hoa hậu Thu Trang. Từ đầu năm 1956, Hoa hậu Việt Nam đầu tiên buớc vào điện ảnh với vai diễn trong phim Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), vào vai Kiều Nguyệt Nga trong phim Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp).

Khi cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp đem phim “Lục Vân Tiên” sang Nhật Bản lồng tiếng vào năm 1957, cô biến thành tình nhân của Tống Ngọc Hạp và có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Bà từng chia sẻ trong hồi ký: “Xã hội Việt Nam thời đó chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy”. Bi kịch ở mối quan hệ này là đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ. Và dù dư luận lúc ấy nhìn sự việc như một xì-căng-đan kinh khủng. Thu Trang vẫn quyết định giữ lại giọt máu trong bụng mình.

Hoa hậu Thu Trang sinh con là Tống Ngọc Vân Tiên và tiếp tục sống tại Sài Gòn dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Luật 10/59 được chế độ này ban ra, những người “kháng chiến cũ” bị truy bắt, Thu Trang cũng bị bắt giam hai tháng. Vào năm 1956, có “thư rơi” của các đồng chí cũ mật báo khuyên Thu Trang nên đi khỏi Sài Gòn để được an toàn. Năm 1961, nhận được một lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh, Hoa hậu Thu Trang đã tìm cách thoát khỏi Sài Gòn mà chế độ Diệm thời đó cho rằng, sự ra đi yên lành của bà là đã “để mất một Việt cộng”.

Sang Pháp, Thu Trang không làm điện ảnh mà tiếp tục đi học. Năm 1978 bà trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII với đề tài Những hoạt động của phan Châu Trinh tại Pháp. Các nghiên cứu sử học về Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc từ các văn khổ lưu trữ tại Pháp của Thu Trang đã được in thành sách và tái bản tại Việt Nam.

54431892_385883205329683_2279377253232017408_n.jpg

Trong thời gian theo học, bà đã kết thân với nhóm sinh viên Việt và Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam. Sau đó, bà kết hôn với một người Pháp là bác sĩ nha khoa tại Paris

Sau này, Thu Trang về nước nhiều lần giảng dạy ngành du lịch tại nhiều ĐH. Vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ mình là Hoa hậu Thu Trang – Công Thị Nghĩa. Đồng nghiệp, sinh viên phần lớn chỉ biết bà như một vị tiến sĩ ở Pháp.

Ngoài những hoạt động xã hội và công việc của mình, trong một thời gian dài, bà còn là một cây viết tích cực, và biên tập viên kiên nhẫn của tạp chí Đoàn kết của Hội NVNTP. Bà cũng miệt mài làm việc và tham gia vào các phong trào giúp đỡ các em học sinh sinh viên mới sang Pháp du học. Những năm sau này bà còn theo đuổi niềm đam mê của mình là vẽ. Bà đã có cuộc triển lãm riêng của mình tại Paris, hay ở trung tâm văn hóa tại một số tỉnh tại Pháp.

Media99 tổng hợp

Ảnh: internet

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s