Những phụ nữ Việt được nhận huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp


🤝Phó giáo sư Nguyễn Thị Hội, 81 tuổi, được trao tặng huân chương vì những đóng góp không ngừng nghỉ của bà trong lĩnh vực y tế – dịch tễ và công tác thiện nguyện với sự hợp tác của các tổ chức nhân đạo Pháp suốt 27 năm.

Bà nguyên là phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, nguyên phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Bà đang là phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tại TP.HCM. Bà đã kêu gọi được những tổ chức chính phủ và phi chính phủ Pháp hỗ trợ tài chính gần 2 triệu euro (2,75 triệu USD) cho 312 dự án được thực hiện tại 53 tỉnh thành khắp cả nước.

Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ năm được trao tặng huân chương cao quý này.

🤝 Trước đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh (năm 1997, 2013) – “Bà là một người phụ nữ của Ánh sáng, một phụ nữ của văn hóa, đồng thời là một nhà ngoại giao và một nữ chính khách, và bà hết sức coi trọng việc truyền bá kiến thức cho các thế hệ trẻ”.

🤝 PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – bộ trưởng Bộ Y tế (2009). Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là cán bộ y tế Việt Nam đầu tiên nhận huân chương Bắc đẩu Bội tinh.

Đây là sự ghi nhận của nước Pháp với những đóng góp to lớn của bà Kim Tiến trong việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học ở trình độ cao.

Bà Kim Tiến cho biết, ngành y tế hai nước Việt Nam và Pháp đã có mối quan hệ truyền thống từ xưa. Trường đại học y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, Việt-Đức ở phía Bắc, bệnh viện Chợ Rẫy ở phía Nam đều do Chính phủ Pháp xây dựng. Nhiều giáo sư y học đầu ngành của nước nhà như Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Trần Hữu Tước, Giáo sư Đặng Văn Chung, cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch… đã được đào tạo từ Pháp.

🤝 Bà Nguyễn Thị Xuân Phượng – cựu phóng viên chiến trường (2011).

Bà Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1924) là cựu phóng viên chiến trường, đạo diễn phim tài liệu của Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1989, bà về hưu. Bà Phượng đã từng viết báo, dịch nhiều tài liệu và viết sách giới thiệu về Việt Nam với độc giả Pháp suốt 30 năm qua.

Với những hoạt động tích cực, bà Phượng đã đưa 28 đoàn điện ảnh Pháp sang thăm Việt Nam để làm phim cả trong thời gian chiến tranh lẫn thời bình. Từ năm 1991 đến nay, bà Phượng liên tục đưa nhiều đoàn họa sỹ Việt Nam sang Pháp triển lãm tranh tại nhiều thành phố. Bà trở thành một nhà sưu tập, chủ nhân của phòng tranh Lotus.
_________________

53091878_473200333500476_6303999297369145344_n.jpg

Bắc Đẩu bội tinh (tiếng Pháp: Ordre national de la Légion d’honneur) là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp. Huân chương này được Napoléon Bonaparte lập ra ngày 19 tháng 5 năm 1802 để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp. Những người được tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh sẽ trở thành một thành viên trong Légion d’honneur (quân đoàn danh dự), họ được gọi là các légionnaire.

Bắc Đẩu bội tinh là tên gọi người Việt đặt cho loại huân chương này. Bội tinh là cách gọi cũ trong tiếng Việt của huân chương, nghĩa gốc là chỉ nhóm bảy ngôi sao xếp thành hình cái đẩu ở phía bắc bầu trời, được dùng để ví với người được mọi người tôn kính, ngưỡng mộ.

Tính cho đến nay Bắc đẩu bội tinh đã được trao cho khoảng hơn 110.000 cá nhân. Ngoài ra nó cũng được trao cho các tập thể như thành phố, trường học, các đơn vị của quân đội Pháp. 61 thành phố và làng mạc đã được trao Bắc đẩu bội tinh.

Không chỉ là danh hiệu dành riêng cho người Pháp, Bắc đẩu bội tinh còn được trao tặng cho những người nước ngoài, thường là các nguyên thủ quốc gia, các thành viên quốc hội, các đại sứ và bất cứ người nước ngoài nào có công trạng lớn đối với nước Pháp.

Media99 tổng hợp

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s