Võ sư Nguyễn Đức Mộc – người mở đường mang tinh hoa võ Việt ra thế giới


Ở Pháp vào những năm 50 của thế kỷ trước khi mà các môn võ như Judo, Karate…đang làm mưa làm gió, có một chàng trai Việt Nam 26 tuổi chân ướt chân ráo đến thành phố Paris đầy hoa lệ. Chàng trai đã đứng ra mở võ đường Việt Nam đầu tiên tại Pháp, thành lập võ phái với tên gọi Sơn Long Quyền Thuật. Đó chính là đại võ sư Nguyễn Đức Mộc sinh năm 1913, nguyên quán Bắc Ninh.

Lớn lên trong một gia đình có truyền thống võ thuật, võ sư Mộc được người cha tận tâm truyền dạy tinh hoa võ cổ truyền Việt từ năm lên 6.

Trước sự áp đặt dữ dội việc tập võ từ chính quyền thực dân, chàng thiếu niên Đức Mộc lặn lội vào núi Tam Bộ Sơn để tiếp tục luyện võ. Tại đây, ông Mộc có kỳ duyên gặp được một vị cao thủ Thiếu Lâm ẩn dật và nhận được sự chân truyền của vị này.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra (1939 – 1945), chính quyền Pháp tuyển thêm binh lính thuộc địa và gửi về Pháp đào tạo, gia đình cử ông Nguyễn Đức Mộc thay anh trai đi Pháp tham gia quân viễn chinh Pháp.

Sau thế chiến thứ 2, đã xảy ra những trận kháng chiến chống Pháp đầu tiên tại Bắc Bộ, chính quyền Pháp đã cử đội quân Lê Dương và lính Angieri sang Việt Nam, biết tin đó, ông Mộc đã rút khỏi quân đội và ở Pháp, thời đó ông chưa từng có ý định dạy võ hay mở một môn phái.

Ông Mộc làm công nhân trong xưởng ô tô, lúc đó có khoảng 5 – 6 người đã bao vây và tấn công thầy vì thấy ông là người Việt Nam, ông phải dùng võ để tự vệ và rất nhanh chóng đánh bại các đối thủ, một vài đồng nghiệp của ông đã chứng kiến và rất ngạc nhiên. Ông bảo đó là võ gia đình, võ quê hương đất nước tôi, lúc đó họ đã xin được học võ; Nguyễn Đức Mộc đã nhận một vài người, và chính thức sáng lập liên đoàn quốc tế, và gọi đó là Võ Việt Nam vào năm 1957. Ông đã mở võ đường Sơn Long Quyền Thuật tại Pháp.

Picture24
Võ sư Nguyễn Đức Mộc (1913 – 2009)

Sau thời gian đầu khó khăn, võ đường Sơn Long Quyền Thuật dần nhận được sự quan tâm của người yêu võ tại Pháp. Đệ tử của ông Mộc ngày càng đông và tiếng tăm của môn võ cổ truyền này cũng vươn lên bậc nhất thời đó.

Đúng như tên gọi Sơn Long Quyền Thuật: ngụ ý như rồng ẩn trên núi cao, đợi thời cơ thích hợp xuất hiện giúp ích cho đời, ông Mộc thường xuyên ra tay hiệp nghĩa.

Thời ấy, cứ mỗi lần có phái đoàn Việt Nam sang Pháp, võ sư Mộc lại cùng các đệ tử lo lắng bảo vệ sự an toàn cho các đồng hương.

sơn long quyền thuật 9.jpg
Võ sư Nguyễn Đức Mộc (1913 – 2009)

Nhớ lại chuyện này, võ sư Olivier Barbey – chưởng môn hiện tại của SLQT tại Pháp chia sẻ: “Lúc ấy tôi còn nhỏ nhưng các sư huynh đệ không ai không nhớ những hồi ức đó. Thầy Mộc hết sức chú tâm lo an toàn cho các phái đoàn Việt sang Pháp từ ở khách sạn cho đến cả khi đi dạo ở công viên. Thầy sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bào vệ tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi”.

Sau khi võ sư Đức Mộc qua đời tuổi 95, năm 2009, nhận di ngôn của sư phụ, võ sư Olivier Barbey cùng các sư huynh đệ đã hết lòng đem môn võ này ra thế giới.

Hiện tại có ít nhất 25000 người theo tập SLQT và võ phái cực kỳ mạnh mạnh tại Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Mỹ, Algeria, Burkina Faso, Madagasca… Đáng nói, người đã mang môn võ Việt này phát dương quang đại lại là những đệ tử ngoại quốc.

Báo Le Monde đã có bài phóng sự về võ sư Nguyễn Đức Mộc:

https://www.lemonde.fr/m-actu/article/2018/05/18/1968-l-annee-du-dragon_5301160_4497186.html?fbclid=IwAR0c2Hui0MsdZgx1UmJ4Wjx17vn_qd2nTeUeUhT2BVkLiu-qzFZdP_jrWTM

Media99 tổng hợp thông tin, ảnh vtv, 24h

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s