Thông thường, có 6 biểu tượng chính thức sau của nước Cộng hòa Pháp mà hầu như ai cũng đã thấy hoặc biết qua: lá cờ, quốc ca, khẩu hiệu quốc gia, lễ Quốc Khánh, gà trống, và nàng Marianne.
Trước tiên, hãy điểm qua 6 biểu tượng quá nổi tiếng này trong vài dòng giải thích ngắn:
1. 𝑳𝒂́ 𝒄𝒐̛̀ 𝑷𝒉𝒂́𝒑 gồm ba màu Xanh dương – Trắng – Đỏ.
Màu trắng là biểu tượng của vua. Màu xanh dương và đỏ là màu của thủ đô Paris với những diễn biến lịch sử tại đây. Ba màu này thể hiện sự hợp nhất quốc gia của Pháp.
2. 𝑸𝒖𝒐̂́𝒄 𝒄𝒂 𝑷𝒉𝒂́𝒑:
Được nhạc sĩ Rouget de Lisle sáng tác năm 1792, đến năm 1795 mới thành công nổi tiếng, nhưng sau đó bị cấm cho đến năm 1830 mới được hát lại. Năm 1879, nghĩa là 87 năm sau khi ra đời, bài hát được chọn thành quốc ca của Pháp. Năm 1887, bài quốc ca được chỉnh sửa để phù hợp hơn và thành bản chính thức cho đến nay.
3. 𝑲𝒉𝒂̂̉𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒒𝒖𝒐̂́𝒄 𝒈𝒊𝒂: Tự do – Bình đẳng – Bác Ái.
Đây là những khái niệm của thời kỳ Khai sáng tại Pháp với những tư tưởng tiến bộ. Khẩu hiệu này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1790 khi nhà cách mạng Maximilien Robespierre đề nghị dự thảo sử dụng khẩu hiệu này cho đất nước, cũng như in trên cờ và đồng phục; nhưng đề nghị này của ông đã bị bác bỏ (4 năm sau, ông bị xử tử). Với những diễn biến sau đó dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp, phương châm này đã được dùng một cách không chính thức và dưới nhiều hình thức viết. Cho đến năm 1848, khẩu hiệu này trở thành “nguyên tắc- hệ giá trị” của nước Cộng hòa Pháp, được khắc trên các công trình và xuất hiện trên những vật dụng được phát hành chính thức (đồng tiền, tem,..).
4. 𝑳𝒆̂̃ 𝑸𝒖𝒐̂́𝒄 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑷𝒉𝒂́𝒑 14/7:
Ngày 14/7/2019 đánh dấu 230 năm kỷ niệm ngày Bastille (14-7-1789). Tuy nhiên, dấu mốc năm 1789 chưa tạo ra lễ quốc khánh chính thức, đến năm 1880, ngày 14/7 mới trở thành ngày lễ quốc gia chính thức của Pháp.
Xem thêm thông tin cụ thể tại: https://hoanhaptaiphap.wordpress.com/…/ngay-le-quoc-gia-p…/…
5. 𝑮𝒂̀ 𝒕𝒓𝒐̂́𝒏𝒈:
Câu chuyện về biểu tượng gà trống cần quay ngược thời gian lại về thời rất xa, lúc chưa có từ “Pháp” hay “người Pháp”. Bấy giờ, người dân sống ở vùng này được gọi là người gaulois – trong tiếng la-tinh là Gallus, đồng âm với một từ khác có nghĩa là gà trống. Do đó, tộc người gaulois vui mừng lấy gà trống làm hình ảnh biểu tượng cho mình và in lên đồng tiền.
Hình ảnh này tạm biến mất trong thời Trung Cổ cho đến khi nước Đức dùng hình ảnh này để nói về người Pháp vào thế kỷ 16. Từ thế kỷ 17, các vua Pháp bắt đầu dùng hình ảnh gà trống lên đồng tiền và một số vật dụng chạm khắc. Lúc Napoléon đệ nhất, ông đã từng từ chối khi lần đầu nghe ban cố vấn đề nghị hình ảnh gà trống cho quốc gia, nhưng đến năm 1830 thì lại rất hứng thú và ký sắc lệnh về biểu tượng gà trống. Từ đó, biểu tượng này được khắc lên các nút áo nhà lãnh đạo đất nước, khắc trên hàng rào Điện Elysée, đặt ở những địa điểm chính thức, thành biểu tượng của các đội tuyển quốc gia Pháp,..
6. 𝑵𝒂̀𝒏𝒈 𝑴𝒂𝒓𝒊𝒂𝒏𝒏𝒆:
Người phụ nữ đội mũ bo-nê đỏ đầu tiên của lịch sử Pháp cầm lá cờ của tự do và chạy lên dẫn đường cho các tầng lớp khác tiến bước chiến đấu. Hình ảnh ấy chính là tinh thần, biểu tượng của sự tự do và cuộc cách mạng Pháp.
Chiếc mũ bo-nê có từ thời Trung cổ, thường chỉ đội lên đầu một người nô lệ được chủ trả tự do. Còn tên gọi Marianne vốn để chỉ tầng lớp bình dân, vì tên lúc ấy thường là Marie-Anne.
Nàng Marianne đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ, thi vị của việc giải phóng mọi tầng lớp xã hội, cả nam lẫn nữ.
Theo danh sách chính thức của Điện Elysée gồm 8 biểu tượng.
Tiếp nối 6 biểu tượng đã rất quen thuộc với công chúng ở trên, sau đây là vài dòng giới thiệu hai biểu tượng còn lại trong danh sách của Điện Elysée. Đây là hai biểu tượng của nước Cộng hòa Pháp mang đầy đủ ý nghĩa “đại diện” nước Pháp trong các thủ tục hành chính quan trọng, thể hiện sự công nhận của Nhà nước Pháp đối với một tài liệu, giấy tờ…
7. 𝑩𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒎𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒊́𝒏𝒉 𝒒𝒖𝒐̂́𝒄 𝒉𝒖𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑷𝒉𝒂́𝒑:
Nói biểu tượng này mang tính quốc huy vì đây không phải là quốc huy chính thức nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa đại diện của Nhà nước Pháp, xuất hiện phổ biến nhất trên passport Pháp, trên các trang web chính thức của Chính phủ Pháp (như hình minh họa – Phủ Tổng thống Pháp) và trong các sự kiện chính thức của nước Cộng hòa Pháp.
Biểu tượng này có từ năm 1790, là tổng hợp của nhiều họa tiết gồm phần trung tâm với trục chính đầu lưỡi búa, tấm khiên có khắc hai chữ đầu RF viết tắt của Cộng hòa Pháp, tượng trưng cho sự hợp nhất và đấu tranh vì tự do của dân tộc Pháp; chung quanh là các nhánh sồi tượng trưng cho công lý, và nhánh cây ô-liu tượng trưng cho hòa bình.
8. 𝑪𝒐𝒏 𝒅𝒂̂́𝒖 𝒒𝒖𝒐̂́𝒄 𝒈𝒊𝒂:
Có từ năm 1848 đến nay, công dụng của nó là đóng dấu cho các văn kiện chính thức, quan trọng của nước Cộng hòa Pháp.
Con dấu có hai mặt:
– Mặt chính là biểu tượng người phụ nữ tượng trưng cho Tự do, một tay cầm trục lưỡi búa (như trong quốc huy), một tay chống lên bục có biểu tượng gà trống, cạnh chân bà là các họa tiết miêu tả đời sống của dân tộc Pháp gồm nông nghiệp, nghệ thuật,.. cùng một chiếc bình có hai chữ cái S.U, nghĩa là Suffrage Universel (quyền bầu cử phổ quát).
Viền quanh mặt dấu này là dòng chữ “République française démocratique une et indivisible” (Cộng hòa Pháp dân chủ, hợp nhất và không thể chia cắt). Dưới đó là số La Mã của năm 1848.
– Mặt dấu còn lại đơn giản hơn, khắc khẩu hiệu quốc gia ‘Bình đẳng – Tự do – Bác ái” viền quanh và “Au nom du peuple français” ở giữa. Họa tiết cành sồi và cây ô-liu, bó lúa mì cũng ở trên mặt dấu này.
Hình ảnh minh họa: https://twitter.com/cmachault/status/956525339148214274
Hình quốc huy: https://www.elysee.fr/
Hình con dấu:
Jacques-Jean Barre – https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b8/Sceau_de_la_R%C3%A9publique.jpg
Tổng hợp thông tin: Paris kỳ bí và thú vị.
Đăng lại trên Quang Nguyên H-ng's Blog.
ThíchThích