Nhôm Việt có cơ hội lớn tại thị trường EU?


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp cho mặt hàng nhôm của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất về 0% trong vòng 8 năm. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho hay, ngành xuất khẩu nhôm của Việt Nam chủ yếu đang xuất đi ASEAN, Hoa Kỳ, EU. Hiện dư địa của thị trường châu Âu đối với ngành nhôm còn rất lớn. Do vậy, cần nâng cao năng lực cạnh tranh mới là cách để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và tận dụng lợi thế từ các FTA để xuất khẩu.

1.Trong cơ hội có thách thức

Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà những lợi thế cạnh tranh như giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên hiện đã dần bị thu hẹp, không có tính bền vững trong khi những yếu tố như thương hiệu, chất lượng sản phẩm cần một chiến lược phát triển và thời gian.

Hiện nay, trong số các thị trường xuất khẩu của ngành nhôm Việt Nam thì ASEAN chiếm thị phần lớn nhất với 60% lượng hàng xuất khẩu, tiếp theo đó là Hoa Kỳ chiếm 11%, và thị trường châu Âu mới chiếm 5%.

Đích thân Cao ủy phụ trách Thương mại của EU, bà Cecilia Malstrom khẳng định, với EVFTA, các nhà xuất khẩu của Việt Nam dễ tiếp cận thị trường châu Âu hơn. EVFTA có hiệu lực giúp 99% thuế quan sẽ được dỡ bỏ dần dần theo một lộ trình kéo dài từ 7 đến 10 năm. Ngoài lợi ích kinh tế, FTA này cũng đảm bảo rằng, thương mại và đầu tư luôn song hành với phát triển bền vững bằng cách thiết lập những tiêu chuẩn cao nhất bảo vệ người lao động, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

2.Liên kết cùng hỗ trợ ngành nhôm

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt khu vực phía Bắc. Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam là đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất Nhôm thanh định hình và các doanh nghiệp kinh doanh Nhôm. Nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên và là diễn đàn trao đổi thông tin, đề xuất chính sách, quy chế quản lý, thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên, hướng tới phá triển thị trường nhôm Việt Nam một cách bền vững trong bối cảnh đất nước hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thị trường khu vực và quốc tế.

ra-mat-hiep-hoi-nhom-2.jpg
Lễ ra mắt Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội nhôm thanh định hình Việt Nam cho biết, hiện nay, do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhôm Trung Quốc với giá rẻ đã phá giá thị trường khiến các DN Việt gặp nhiều khó khăn nhất là lực lượng lao động trong ngành. Ngoài ra, từ tháng 9/2015 nhập khẩu phôi nguyên liệu đầu vào áp thuế 3%, thuế xuất khẩu từ 0% lên 7% và điều chỉnh còn 5% khiến xuất khẩu nhôm gặp khó.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kim Thùy cũng cho biết, hiện Việt Nam đã có 13 Hiệp định thương mại được ký kết trong đó có 11 hiệp định đang thực hiện, 2 hiệp định đang (trong đó có EVFTA) đang chờ các văn bản hướng dẫn và một số hiệp định thương mại khác đang được Việt Nam đàm phán…

3.Hàng rào thuế quan

Trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) có các nội dung như mua sắm Chính phủ, rào cản thương mại, thuế, thương mại hàng hóa… Trong đó, quy tắc xuất xứ và cắt giảm thuế quan được nhiều doanh nghiệp quan tâm. “Chúng ta thường quan tâm khi hiệp định nào có hiệu lực thì những dòng thuế nào sẽ về 0% ngay. Hàng hóa của Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ muốn vào các thị trường. Mà quy tắc xuất xứ là thiết kế riêng cho từng mã hàng khác nhau và thiết kế quy tắc xuất xứ là một trong những mục khó nhất, phức tạp nhất của bất kể một hiệp định thương  mại tự do nào”- Bà Bùi Kim Thùy nói.

Hàng hóa được thiết kế riêng cho từng mã HS và đáp ứng quy tắc xuất xứ mới được ưu đãi thuế 0%. Và khi DN không đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì áp dụng mức thuế thường, cao hơn rất nhiều với thuế của FTA. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, thời điểm cụ thể, có thể có các thị trường sẽ áp dụng thuế chống lẩn tránh. Theo đó, thuế chống lẩn tránh là loại thuế áp lên những nhóm hàng mà hiện nay một quốc gia đã áp sẵn như thế với một quốc gia khác. Nếu chúng ta sản  xuất hàng tương tự với mong mỏi đi sang các quốc gia kia thì chúng ta rất dễ bị áp thuế chống lẩn tránh nếu như chúng ta không chứng minh được các yếu tố đầu vào không sử dụng từ các quốc gia bị đánh thuế đó rồi. Thuế này ngày càng phổ biến.

Không loại trừ ngành thép và nhôm và nhiều ngành khác từ các quốc gia như Việt Nam cũng sẽ chịu chung thuế này khi xuất khẩu tới các quốc gia như Mỹ, Nhật Úc, New Zealand… Giả sử không có các yếu tố đầu vào của ngành nhôm, thép, chúng ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc thì các DN chỉ cần chứng minh đã có chuyển đổi cơ bản, chuyển đổi mã HS ở mức độ nhất định thì mặc định có thuế quan ưu đãi theo FTA. Do vậy, nếu các DN Việt Nam nắm vững quy tắc xuất xứ, làm chủ công nghệ, chuỗi sản xuất thì sẽ thuận lợi cho mặt hàng nhôm xuất khẩu vào EU và ngược lại.

Media99 tổng hợp

Nguồn:

https://congthuong.vn/de-mat-hang-nhom-vung-buoc-sang-thi-truong-eu-123031.html

https://baodautu.vn/thue-giam-sau-hang-viet-co-co-hoi-lon-tai-thi-truong-eu-d102916.html

https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/tan-dung-co-hoi-thuc-%C4%91ay-xuat-khau-sang-thi-truong-cac-nuoc-cptpp-14222-22.html

Doanh nghiệp nhôm Việt Nam cần nắm vững về xuất xứ hàng hóa

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s