Cháy rừng Amazon: G7 giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 25/08/2019 tuyên bố trong buổi họp báo rằng các nước trong khối G7 đã nhất trí « nhanh chóng giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng » bởi vụ cháy rừng Amazon.

Sau cuộc họp G7 từ ngày 24 đến 26/8/2019 vừa qua tại Biarritz (Pháp), ba quốc gia châu Âu là Pháp, Đức & Vương quốc Anh đã tăng gấp đôi phần đóng góp quốc gia của mình vào Quỹ xanh dành cho khí hậu.

So với ngân sách mà Quỹ xanh khí hậu cần là hơn 5 tỷ dollar, hiện mới có chỉ khoảng phân nửa. Các khoảng đóng góp sẽ được dành để thực hiện các nghiên cứu giảm lượng CO2, tạo ra những hành động nỗ lực toàn cầu bảo vệ thiên nhiên, chống lại sự thoái hóa khí hậu,...

Thông tin tại site: https://www.greenclimate.fund/home

Không chỉ các nước tham gia vào môi trường, mỗi người đều luôn có thể làm những hành động nhỏ để cải thiện cuộc sống của mình mỗi ngày.

69013734_579198056234036_5126526574287388672_n

 

Hình ảnh Amazon, khu rừng cung cấp 20% lượng oxy cho trái đất bị cháy trong nhiều ngày qua đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và trở thành đề tài thảo luận của các quốc gia G7 đang nhóm họp tại Biaritz, miền tây nam nước Pháp.

Tất cả các quốc gia trong khối G7 (nhóm 7 nước có kinh tế mạnh nhất thế giới, gồm: Anh, Canada, Đức, Ý, Mỹ, Nhật, Pháp) đều đồng ý nhanh chóng giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng sau lời kêu gọi giúp đỡ của Colombia.

Theo AFP, tổng thống Macron, người đã chỉ trích sự thờ ơ của đồng nhiệm Brasil Jair Bolsonaro trước viễn cảnh lá phổi xanh của trái đất đang bị cháy, đã tuyên bố trong buổi họp báo: « Chúng ta phải hiện diện (ở đó) »

Nguyên thủ Pháp cho biết đang có những liên lạc « với tất cả các quốc gia có liên quan đến rừng Amazon… để có thể hoàn tất các cam kết rất cụ thể về các phương tiện tài chính và kỹ thuật. »

Ông Macron cho biết thêm: « Chúng tôi đang xem xét thiết lập một cơ chế huy động cộng đồng quốc tế để có thể giúp đỡ các quốc gia này một cách hiệu quả nhất. »

Về việc tái phủ xanh khu rừng Amazon về lâu dài, ông Macron nhấn mạnh đây là một thách thức không chỉ đối với các quốc gia liên quan có chủ quyền mà đối với cả cộng đồng quốc tế.

Cuộc khủng hoảng môi trường này có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệp định thương mại giữa Liên Hiệp châu Âu và khối Mercosur (Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay) đã ký hồi cuối tháng 6 sau 20 năm đàm phán. Chính quyền Pháp cáo buộc tổng thống Brazil Bolsonaro đã « nói dối » về các cam kết bảo vệ môi trường và do vậy sẽ không thông qua thỏa thuận thương mại nói trên.

 

Media99 tổng hợp

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s