Các bài viết trong cuộc thi “Nước Pháp, hành trình và cảm nhận” sẽ được đọc và nhận xét từ một ban giám khảo đầy đủ về trải nghiệm sống và khám phá tại Pháp, cũng như kinh nghiệm viết.
– Nhà khoa học Nguyễn Quý Đạo:
Với hơn 60 năm sống, trải nghiệm, cống hiến tại Pháp, từ một du học sinh, ông đã thành một giáo sư, nhà khoa học với thành tựu khoa học gồm hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, 5 cuốn sách, 3 bằng sáng chế; ngoài ra, ông còn tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng.
Các vị trí đáng nể trong sự nghiệp khoa học của ông lần lượt là: Giám đốc ưu tú của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Giám đốc Phòng thí nghiệm Hóa lý của ECP, Giám đốc đầu tiên Văn phòng Đại diện của CNRS tại Đông Nam Á, Tổng biên tập Tạp chí quốc tế Analysis về hóa phân tích.
Ông là người đã thành công kết nối dự án Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao giữa các trường Bách khoa Việt Nam và hệ thống trường kỹ sư danh tiếng tại Pháp. Ông đã nhận những giải thưởng danh giá của Pháp về khoa học như Giải nhất của Hội Hóa học Pháp; Giải thưởng sáng tạo của ANVAR (Ủy ban Đánh giá Khoa học Quốc gia Pháp); Giải thưởng NATO về công trình nghiên cứu chung với GS E.O. Fischer (Nobel Hóa học 1975).v.v.
Ngoài khoa học, ông còn yêu văn chương, thơ, thích du lịch, am hiểu văn hóa Đông-Tây,… nên ông thường được mời tham gia các hội thảo văn hóa, văn học, ngôn ngữ,… quốc tế và luôn chọn giới thiệu về Việt Nam. Ông luôn khuyến khích, động viên thế hệ trẻ dành nhiều thời gian để trải nghiệm học hỏi và chia sẻ điều hữu ích với nhau.
.
.
– Nhà văn Trần Thị Hảo:
Một trong những nhà văn nữ hiếm hoi của Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Cộng hòa Pháp tặng thưởng Huân chương Hiệp sĩ Văn học Nghệ thuật Pháp vì những đóng góp về văn học liên kết hai nền văn hóa- nghệ thuật Việt-Pháp.
Từng là giảng viên bộ môn tiếng Pháp và văn học Pháp tại Trường ĐH Hà Nội, hiện bà là cán bộ nghiên cứu văn học Pháp tại Trường ĐH Sorbonne Paris IV (Pháp), đồng thời tham gia giảng dạy về văn học Việt Nam cận hiện đại.
Yêu thích tìm kiếm các trải nghiệm lịch sử-văn hóa-xã hội và viết sách, nhà văn Trần Thị Hảo đã có nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại: tùy bút, sách kiến thức, tiểu thuyết,… trong đó 6 quyển sách và tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp đã được in, phát hành rộng rãi tại Pháp; ngoài ra, bà còn nhiều bài viết nghị luận xã hội trên các báo.
Mang dấu ấn viết bằng những tìm kiếm sáng tạo, văn phong nhẹ nhàng đặc trưng, và chất liệu lịch sử-xã hội của hai đất nước Việt-Pháp, một số tác phẩm của nhà văn Trần Thị Hảo đã được chọn là những câu chuyện mang tính văn chương tiêu biểu để giảng dạy chính thức trong: Chương trình trên mạng Sillages.info dành cho học sinh-sinh viên từ lớp 12 đến hết đại học tại Pháp, cũng như ở những nước sử dụng tiếng Pháp, Chương trình giảng dạy Bộ môn Văn học Việt Nam (cùng với Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng, Ba người khác của Tô Hoài, Bắt đền hoa sứ của Nguyễn Nhật Ánh…) tại một số trường ở Việt Nam, v.v.
Quyển tiểu thuyết lịch sử Bà hoàng cuối cùng của nước An Nam của bà xuất bản năm 2014 đã lập tức được chọn vào danh sách 10 tác phẩm chung kết cho giải Văn học châu Á năm 2015.
.
– Tác giả, biên dịch sách Hoàng Long:
Anh hiện đang định cư và làm việc tại Paris, rất năng động và đa tài trong nhiều lĩnh vực, hoạt động. Trong thời gian học tập, làm việc, sinh sống tại Pháp 20 năm, anh đã có những trải nghiệm về cuộc sống ở Pháp ở nhiều khía cạnh như: văn hóa, du lịch, các thủ tục, luật lệ, làm việc…
Năm 2016, anh đã ghi dấu hành trình trải nghiệm, sinh sống tại Pháp với 2 cuốn sách: Tôi và Paris, câu chuyện 1 dòng sông và cuốn sách Cùng nắm tay cha, nào ta khôn lớn. Hai quyển sách này lập tức gây ấn tượng mạnh với độc giả Việt tại Pháp cũng như ở Việt Nam.
Anh luôn mong muốn, từ những trải nghiệm trong các cuốn sách, góp phần truyền kinh nghiệm, cảm hứng và nghị lực, động lực sống tích cực đến với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, các bạn du học sinh.
.
– Phượt thủ – Kỹ sư/ Tiến sĩ xây dựng Lê Quốc Việt:
Ngoài công việc chính là thiết kế xây dựng phần Vỏ các Nhà Máy Điện hạt nhân, anh còn rất đam mê du lịch, thể thao và các hoạt động văn hóa – văn nghệ.. Định cư ở Pháp từ nhiều năm nay, anh Lê Quốc Việt là ca sĩ không chuyên nhưng tham gia rất tích cực trong các sự kiện văn hóa của cộng đồng Việt Nam tại Pháp, cũng như các sự kiện văn hóa, giải trí…của Pháp.
Anh cũng là người rất chịu khó tìm tòi khám phá du lịch và chia sẻ trong cộng đồng Việt Nam tại Pháp. Nhận thức được lợi ích của việc đi dã ngoại, anh đã tổ chức nhiều chuyến đi dã ngoại 20-30km cho các bạn sinh viên để các bạn có dịp khám phá những miền đồng quê rất đẹp xung quanh IDF, đồng thời rèn luyện sức khỏe và kết nối bạn bè. Anh cũng hỗ trợ, tư vấn tích cực cho các bạn sinh viên và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp về những vấn đề khác trong cuộc sống.
.
– Biên tập viên Nguyễn Mạnh Sơn:
Anh hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên tập, anh đồng thời là biên dịch và nhà nghiên cứu mảng lịch sử, văn hoá, và là tác giả – cộng tác viên thường xuyên của một số toà soạn báo tại Việt Nam.
.
– Nhóm sáng lập viên Việt ba-lô tại Pháp gồm:
Nguyễn Thị Hồng Ân – Thạc sĩ Quản trị các dự án đa văn hóa, hiện đang phụ trách Tủ sách Việt Nam của thư viện Jean-Pierre Melville thuộc hệ thống thư viện thành phố Paris; Nguyễn Thanh Hằng – 2 bằng Thạc sĩ Lịch sử và Tâm lý đa văn hóa trong Quản trị nhân sự, hiện làm việc trong lĩnh vực truyền thông-văn hóa và quỹ học bổng âm nhạc; và Lê Thị Hải Yến, chuyên ngành Phát thanh – biên tập kênh radio cộng đồng Gia đình trẻ và các trang blog xã hội, hòa nhập cuộc sống tại Pháp.
Để kết nối với BGK, bạn hãy gửi bài viết dự thi theo các đề tài và thể lệ cuộc thi.
HẠN CHÓT NHẬN BÀI THI: 00h00 ngày 11/11/2019
(theo giờ Pháp)
Gửi bài về email: medialien99@gmail.com
4 Comments