Họa sĩ người Pháp gốc Việt Pierre Le-Tan qua đời


“𝑇𝑜̂𝑖 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑔𝑖̀ 𝑐𝑎̉. 𝐶ℎ𝑖̉ 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑎́𝑖 𝑏𝑜́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̣𝑡 𝑚𝑎̀𝑢, 𝑐ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑜̂́𝑖 ℎ𝑜̂𝑚 𝑎̂́𝑦, 𝑜̛̉ 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑐𝑎̀ 𝑝ℎ𝑒̂.” trích từ quyển “Phố của những cửa hiệu u tối” đoạt giải Concourt 1970 của nhà văn Patrick Modiano.

pierre le tan illustrateur mort
Hình do họa sĩ Pierre Le-Tan vẽ trên bìa của quyển “Phố của những cửa hiệu u tối” của nhà văn Patrick Modiano.

Bìa và những hình ảnh minh họa trong quyển sách này do họa sĩ Pierre Le-Tan thực hiện. Ông là con trai của họa sĩ nổi tiếng Lê Phổ.

Vào ngày 17/09 vừa qua, họa sĩ người Pháp gốc Việt Pierre Le-Tan đã qua đời tại Pháp. Ông rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật thế giới, là một họa sĩ và họa sĩ tranh minh họa tài năng với sự nghiệp bắt đầu từ 17 tuổi. Những tranh của ông đã được đăng trên nhiều báo như: New York Times Magazine, Vogue, Fortune, Madame Figaro, Tatler Magazine, Atlantic Monthly, Harper’s Bazaar, Town & Country, The World of Interiors…

Ông cũng là tác giả của nhiều bìa sách văn học cho các tác giả nổi tiếng như Marcel Aymé, Mario Soldati, Harry Mathews, Peter Carey, Raymond Carver, Jean-Benoît Puech và Patrick Modiano, cũng như cho nhiều album nhạc và công ty lớn như Galeries Lafayette, Suez, Gucci, Lanvin, Jouvence de l’Abbé Soury.

Trong đó, những minh họa ở bìa sách lẫn trong sách cho nhà văn Patrick Modiano (*) được xem là những bổ sung thị giác hoàn hảo và tuyệt vời, là những tranh minh họa đầy tính nghệ thuật, thể hiện được thông điệp từ những trang sách của nhà văn nổi tiếng này. Những hình ảnh chuyên chở tuổi trẻ, những lạc lối, sự khắc khoải với quá khứ và màu thời gian.

Hai nghệ sĩ gặp n519ZCSYXARL._SX307_BO1,204,203,200_hau năm 1978, sau những trao đổi ăn ý đã dẫn dắt đến những kết hợp nghệ thuật, ra đời quyển sách mang tên Memory Lane vào năm 1981 vừa văn vừa họa, có thể xem họ là đồng tác giả. Sau đó là những quyển sách và kết hợp nghệ thuật khác trong tình bạn lâu dài của họ suốt những năm sau này.


(*): Năm 2014, nhà văn Patrick Modiano đã nhận Giải Nobel văn học.
Viện Hàn lâm trao giải cho ông vì “với nghệ thuật của ký ức, ông đã tái hiện những số phận khó nắm bắt nhất và khám phá thế giới – cuộc sống trong sự chiếm đóng”.

 

Média 99 tổng hợp thông tin.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s