Bảng xếp hạng PISA 2018-2019: 7 quốc gia châu Á dẫn đầu thế giới


Vào ngày 3/12/2019, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development) đã công bố kết quả khảo sát PISA 2018 được tiến hành tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ.

PISA (Programme for International Student Assessment) là khảo sát quốc tế do tổ chức OECD đề xuất từ năm 2000, thực hiện cứ mỗi 3 năm, nhằm có dữ liệu và đánh giá về khả năng Toán – Khoa học – Đọc hiểu của học sinh ở độ tuổi trung bình 15 tuổi của các nước.

Từ kết quả về năng lực toán – khoa học – đọc hiểu của các học sinh, các báo cáo cũng phân tích về năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của các em, cũng như khảo sát về quá trình giáo dục của học sinh các nước, tìm ra những yếu tố tạo ra sự khác biệt về kết quả giữa các nước.

Mỗi học sinh làm một bài kiểm tra trong thời gian 2 giờ đồng hồ. Nội dung gồm nhiều phần câu hỏi: một phần là các câu hỏi có nhiều lựa chọn cho đáp án, một phần khác là các câu hỏi mà học sinh tự tạo câu trả lời,… Các bài kiểm tra được dịch sang tiếng mẹ đẻ của các em học sinh, và được thẩm định cẩn thận. Sau bài kiểm tra về kiến thức là bảng hỏi trong gần một giờ về sở thích, động lực và hoàn cảnh gia đình. Mỗi quốc gia phải có ít nhất 5000 học sinh tham gia. Ngoài các em học sinh, hiệu trưởng nhà trường cũng phải tham gia trả lời bảng câu hỏi, giới thiệu về học sinh, giáo viên, tài chính v.v.. của trường. 

Kết quả chung sẽ được công bố vào tháng 12 của năm kế tiếp. Năm 2018 là thứ 3 Việt Nam tham gia PISA, tuy nhiên lại không có tên trong bảng xếp hạng kết quả vừa công bố dù có tên trong bảng báo cáo chi tiết trong một số nội dung phân tích cụ thể.

Năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia, đã được xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong tổng số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến năm 2015, học sinh Việt Nam tiếp tục xếp thứ 8 về Khoa học. đứng thứ 22 về Toán, và thứ 32 trong Đọc hiểu. Năm 2018, về việc Việt Nam có tham gia nhưng không có tên trong kết quả công bố, Bộ GD-ĐT Việt Nam đến nay cũng chưa công bố thêm thông tin gì.

Các kết quả 2018-2019, khảo sát từ 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã cho thấy năng lực vượt trội của học sinh châu Á luôn dẫn đầu trong các số điểm toán-khoa học-đọc hiểu, đặc biệt 7 quốc gia phát triển hiện nay: Trung Quốc, Singapour, Macao, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, nằm trong TOP 10 của nhóm 20 nước cao điểm nhất thế giới.

Tuy nhiên, điểm gây tranh cãi là các học sinh của Trung Quốc tham gia bài khảo sát đều tập trung ở 4 tỉnh/thành phố là Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang, dù kết quả ở vị trí quán quân trong tất cả các bài thi của PISA, nhưng một số ý kiến cho rằng không đại diện cho toàn bộ học sinh Trung Quốc. Tuy nhiên, theo OECD, vì lãnh thổ Trung Quốc có kích thước tương đương với nhiều quốc gia phương Tây nên việc chọn ra một số vùng là điều tất yếu và hợp lý. Bên cạnh đó, lãnh thổ Hồng Kông, Macao và Đài Loan cũng xuất hiện riêng, không gộp chung vào phần Trung Quốc.

Pháp đứng thứ 26, nằm trong nhóm thứ hai, thua những nước láng giềng ngay cạnh bên như Bỉ, Đức, Anh.

pisa-2018

Số điểm từng môn khảo sát cũng thể hiện sự dẫn đầu của học sinh châu Á của Trung Quốc, Singapour, Macao, Hong Kong, Hàn Quốc; còn các nước châu Âu có Estonia, Canada, Phần Lan, Ireland, Ba Lan:

trung-quoc-singapore-dan-dau-bang-xep-hang-giao-duc-toan-cau-pisa.jpg

Năng lực đọc-hiểu là một khái niệm quan trọng để thể hiện khả năng đọc và tìm ra ý chính, suy nghĩ và hiểu thông điệp, mục đích của văn bản; ở trình độ cao hơn, có thể phân tích và phát hiện thông tin ở mức độ đúng-sai, hiểu các ý ngầm, có khả năng chọn lọc, phê phán và phát triển thông tin. Chỉ có 77% số học sinh có khả năng đọc hiểu ở cấp độ 2 trong khi đây được xem là năng lực đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ và thông tin mạng như hiện nay. Cũng trong lần khảo sát này, lần đầu tiên ứng dụng thử nghiệm mới về năng lực: đề nghị các học sinh bày tỏ suy nghĩ về cuộc sống và tương lai.

Sans titre.png

Dự kiến, lần khảo sát sắp tới vào năm 2021 sẽ thêm ứng dụng thử nghiệm về năng lực, tư duy sáng tạo của học sinh. Theo các chuyên gia, chất lượng tư duy của thế hệ trẻ hiện tại sẽ là nguồn phát triển, thay đổi, cải tạo xã hội nay mai. 

Média 99

Đọc bảng báo cáo bằng tiếng Anh:

https://www.oecd.org/pisa/PISA%202018%20Insights%20and%20Interpretations%20FINAL%20PDF.pdf

Nguồn tham khảo:

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/ket-qua-pisa-2018-viet-nam-tham-gia-nhung-khong-co-ten-trong-bang-xep-hang-quoc-te-594608.html

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s