Cột đá Louxor hơn 32 thế kỷ của Ai Cập giữa lòng Paris


Ngắm mặt trời mọc/ lặn trên đỉnh cột đá Louxor tại quảng trường Concorde thật sự rất ấn tượng với những cảm giác sâu thẳm không thể diễn tả bằng lời. Cây cột này cao 23 mét, nặng 222 tấn (chưa tính bệ) nằm trên trục đường đông-tây của Paris lịch sử
 
Với tuổi đời hơn 32 thế kỷ, đây là công trình không những lâu đời nhất của Paris mà còn của thế giới. Cây cột đá này từng nằm bên phải ngay trước đền thờ thần mặt trời Amon của Ai Cập hơn 3000 năm trước, thuộc bộ đôi cột đá linh thiêng được gọi là “benben” dẫn vào đền thờ – nơi diễn ra những nghi lễ tín ngưỡng thờ thần mặt trời dưới nhiều triều đại vua Ai Cập, đặc biệt có vua trẻ Toutânkhamon.
Benben” trong tiếng Ai Cập nghĩa là “đứng thẳng và tỏa sáng”, hai cột đá như tia sáng được khắc vĩnh cửu vào đá với đỉnh cột kim tự tháp bằng vàng.
 
Việc cột đá có mặt tại Paris vô cùng li kỳ, đây là món quà của Ai Cập tặng nước Pháp vào thế kỷ 19, vừa để tạo tình giao hảo giữa hai nước vừa đặc biệt để ghi công nhà nghiên cứu Jean-François Champollion (1790-1832) là người đầu tiên giải mã được chữ tượng hình Ai Cập cổ mà ngay người Ai Cập cũng không đọc được.
Việc Ai Cập hào phóng tặng món quà này đã nhận nhiều luồng phản đối quyết liệt với đề nghị lấy những cột đá khác hư hỏng nhiều hơn, ít linh thiêng hơn và không mang tính văn hóa cao như vậy.
Nhưng “một lời đã nói” thì khó mà hồi lại. Bộ Hải quân Pháp, theo lệnh của hoàng đế Pháp, đã đóng riêng một con tàu mang tên “Luxor” để vận chuyển cột đá này và đến Ai Cập nhất định đem cột đá bên phải này về theo sự tư vấn của nhà Ai Cập học Jean-François Champollion vì văn bản cổ tự trên thân cột được bảo quản hoàn hảo dù đỉnh cột có hơi sứt mẻ.
800px-Gravure_Obélisque_Louxor
Cảnh hạ cột tại đền Louxor, Ai Cập (1835). Tranh khắc gỗ – Léon de Joannis © A. Fux Musée national de la Marine
Vì vậy, hiện nay, đền thờ Amon chỉ còn lại cây cột bên trái mà thôi.
Temple Amon
© Ad Meskens / Wikimedia Commons
 
Sau 2 năm 9 tháng, cột đá này đã dược vận chuyển hết sức cẩn thận về đến Paris. Quảng trường Concorde được sửa sang lại để đón tiếp món quà đặc biệt vô giá này.
Ngày 25/10/1836, trong tiếng nhạc của 100 nhạc công chơi bài Les mystères d’Isis (Những bí mật của nữ thần Isis) của Mozart (*), cột đá đã được dựng lên tại quảng trường Concorde với sự hồi hộp của hoàng gia Pháp và người dân vì sợ thất bại. Sau 3 tiếng, cây cột đã thành công được dựng lên trong tiếng hoan hô vang dội.
800px-Érection_de_l'obélisque_de_Louqsor_sur_la_place_de_la_Concorde
Thời điểm lịch sử dựng cây cột tại quảng trường Concorde ngày 25/10/1936, hình vẽ của họa sĩ François Dubois (1790-1871).
Quá trình từ khi đóng thuyền, hạ cột, đưa lên tàu, dựng cột tại Paris đã huy động nhiều kỹ sư tài năng để thiết kế và đưa ra các bản kế hoạch thực hiện không làm hư hỏng cây cột này. Đây cũng là cây cột không những đã trải qua vô số triều đại Ai Cập mà chỉ trong một thời gian ngắn ngủi cũng đã liên quan 2 đời vua Pháp: món quà ban đầu được Ai Cập dành tặng cho vua Charles X, nhưng khi đưa về đến Paris thì triều đại vua Charles X đã sụp đổ (1824-1830) và lên ngôi thay thế là triều vua Louis-Philippe I
Từ đó, mặt trời trên đỉnh cột Louxor hơn 3200 năm được chiêm ngưỡng từ nước Pháp, ngay giữa lòng Paris và dòng người-xe xuôi ngược, với tất cả vẻ đẹp kỳ bí và trầm mặc của mình.
 
PARIS KỲ BÍ & THÚ VỊ
 
(*) Bài Les mystère d’Isis: https://www.youtube.com/watch?v=UrGnSFX8PHM
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s